BỘ MÔN CƠ ĐIỆN TỬ

  1. GIỚI THIỆU

Cơ điện tử là sự kết hợp của kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính. Đây là ngành rất quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại.

Mục đích chính của ngành khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển tối đa tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội với sự kết hợp của thị giác máy tính và trí tuệ nhân tạo. Robot chính là một sản phẩm tiêu biểu của kỹ thuật cơ điện tử.

Theo học chương trình đào tạo kỹ sư cơ điện tử, sinh viên sẽ được đào tạo theo những mục tiêu chính:

  • Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ.
  • Phát triển khả năng học tập suốt đời và thích ứng với thay đổi của công nghệ với nhu cầu xã hội và xu hướng toàn cầu hoá.
  • Có kiến thức và khả năng áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và truyền thông vạn vật (IoT) để giải quyết các yêu cầu của hệ thống cơ điện tử.
  • Có khả năng thiết kế, chế tạo, vận hành, sửa chữa, lắp ráp, kinh doanh, tư vấn kỹ thuật về Robot và hệ thống cơ điện tử.
  1. LỰC LƯỢNG GIẢNG VIÊN

Bộ môn CNKT Cơ điện tử hiện có 13 giảng viên (GV) làm việc toàn thời gian. Trong đó, 02 GV có học vị Tiến sĩ, 10 GV có học vị Thạc sĩ, 01 GV có học vị Kỹ sư. Ngoài ra, Bộ môn có đội ngũ GV doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm thực tế và GV thỉnh giảng đến từ các trường Đại học hàng đầu trong lĩnh vực kỹ thuật tham gia trong quá trình đào tạo.

[teamchart id=’5′]
  1. CƠ SỞ VẬT CHẤT

Bộ môn CNKT Cơ điện tử được trang bị các phòng thực hành với các trang thiết bị hiện đại, đáp ứng được yêu cầu đào về chuyên môn:

  • Phòng thực hành máy công cụ số
  • Phòng thực hành kỹ thuật điện, điện tử
  • Phòng thực hành Vi điều khiển
  • Phòng thực hành Internet of things(IoT)
  • Phòng thực hành thị giác máy tính – Trí tuệ nhân tạo (AI)
  • Phòng thực hành tự động hóa, programmable logic controller (PLC)
  • Phòng thực hành đo lường và cảm biến
  • Phòng thực hành kỹ thuật Robot
  1. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Bộ môn Cơ điện tử của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành phụ trách đào tạo 02 chuyên ngành chính:

  • Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử
  • Kỹ thuật Robot & Trí tuệ nhân tạo
  1. HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA BỘ MÔN
  • Kỹ thuật Robot
  • Ứng dụng Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) & Truyền thông vạn vật (IoT)
  • Năng lượng mới
  • Tự động hóa
  • Hệ thống động lực học và điều khiển hệ thống

Call Now