Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Kỹ thuật Thương mại Nhất Tinh, đơn vị thường xuyên nhận sinh viên thực tập của trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho biết: “Mỗi năm, khi tới thời gian đi thực tập của SV, công ty chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với khoa Cơ khí – Điện – Điện tửTrường ĐH Nguyễn Tất Thành, nhận các em SV thực tập. Sau thời gian thực tập, các SV xuất sắc sẽ được chúng tôi nhận làm ngay. Tôi đánh giá rất cao trình độ kiến thức của các em, chỉ cần một vài buổi hướng dẫn, các em đã sử dụng thành thạo từ các loại máy công cụ đến các máy yêu cầu kiến thức chuyên sâu về lập trình điều khiển. Ngoài kiến thức chuyên môn, các em có kỹ năng giao tiếp khá tốt, đây chính là lợi thế của các em so với SV trường khác khi tìm kiếm việc làm”.
1. Triển vọng ngành nghề:
Công nghệ Kỹ thuật Cơ Điện tử được xác định là một ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển khoa học – công nghệ của Việt Nam hiện nay và trong nhiều năm tới. Về cơ bản, Cơ Điện tử là sự kết hợp của các ngành cơ khí, điện tử, và công nghệ thông tin. Bản chất của Cơ Điện tử là sự “liên kết của nhiều lĩnh vực để tạo ra sản phẩm mới có những tính năng vượt trội, mang lại nhiều cơ hội cho tương lai phát triển của ngành và cho chính những SV đã và đang chọn ngành Cơ Điện tử để theo học.
Yêu cầu của thời đại đặt ra ngày càng cao về cách hoạt động của máy móc, cần phải gọn nhẹ, linh động, uyển chuyển và thông minh hơn. Với khả năng am hiểu về cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, và các công nghệ hiện đại… kỹ sư Cơ Điện tử đưa vào các sản phẩm cơ khí hệ thống điều khiển linh hoạt bằng điện tử, và thông qua hệ thống điện tử, kết nối với hệ thống xử lý thông tin – trí thông minh nhân tạo để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh.
Nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử có thể đáp ứng được nhu cầu hiện nay của các doanh nghiệp kinh doanh chỉ đạt mức 35%.Do đó, nhu cầu nhân lực của ngành là rất lớn.
2. Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo kỹ sư Cơ điện tử của trường ĐH Nguyễn Tất Thành được xây dựng với mục tiêu đào tạo sinh viên ra trường có việc làm ngay đáp ứng các nhu cầu của nhà tuyển dụng trong nước và quốc tế.
Về kiến thức chung, sinh viên được học kiến thức đại cương trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ.
Về kiến thức chuyên ngành, sinh viên được đào tạo kiến thức nền tảng về ngành công nghệ cơ khí, điện, điện tử, tự động hóa và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử, phân tích, tính toán, thiết kế và thi công các hệ thống cơ điện tử và các máy tự động, vận hành và lập trình điều khiển các loại máy gia công cơ khí, máy CNC, các thiết bị tự động hóa theo hướng tích hợp các hệ thống khí nén, thủy lực, vi điều khiển, điều khiển PLC…
Sinh viên còn được trang bị các kỹ năng: vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống cơ điện tử, cơ khí, điện tử, điều khiển tự động; tổ chức, triển khai và thực hiện chuyển giao công nghệ; nghiên cứu khoa học, đào tạo và tự đào tạo; quản lý sản xuất, kinh doanh và lập dự án; giao tiếp và làm việc nhóm, làm việc độc lập; phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học.
Bên cạnh đó, sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ – Điện tử sẽ được đào tạo các kỹ năng về ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tư duy hiệu quả và sáng tạo, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng xin việc, kỹ năng giao tiếp ứng xử.
Trong nhiều năm đào tạo và nghiên cứu, SV và giảng viên, các nhà khoa học ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ Điện tử, trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã nghiên cứu và chuyển giao thành công nhiều đề tài về robot (robot giám sát vượt địa hình, robot chiến đấu cứu hỏa, robot mô phỏng dạng người, robot thu hoạch, robot bay quadrotor…); một số đề tài về máy móc tự động hóa: máy phay CNC, máy ép vỉ thuốc, máy cắt thái đa năng, xe lăn điện dành cho người khuyết tật và nhiều dây chuyền sản xuất trong công, nông nghiệp.
3. Cơ hội nghề nghiệp
Tốt nghiệp ngành Cơ Điện tử, sinh viên có khả năng:
- Đảm nhận các công việc thiết kế, chế tạo các máy móc tự động hóa, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống máy móc trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp.
- Làm việc trong phòng kỹ thuật của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành Cơ điện tử, Cơ khí, điện tử và điều khiển tự động;
- Có khả năng giảng dạy chuyên ngành cơ điện tử, điện tử và điều khiển tự động trong các trường đại học, cao đẳng và trung cấp.