Học Công nghệ Kỹ thuật Cơ – Điện tử là học những gì?
Sinh viên theo học ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ – Điện tử sẽ được trau dồi các kiến thức đại cương trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ.
Về kiến thức chuyên ngành, sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ – Điện tử sẽ được đào tạo kiến thức nền tảng về ngành công nghệ cơ khí, điện, điện tử, tự động hóa và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử, phân tích, tính toán, thiết kế và thi công các hệ thống cơ điện tử và các máy tự động, vận hành và lập trình điều khiển các loại máy gia công cơ khí, máy CNC, các thiết bị tự động hóa theo hướng tích hợp các hệ thống khí nén, thủy lực, vi điều khiển, điều khiển PLC…
Các kỹ sư điện – điện tử trong tương lai còn được trang bị đầy đủ các kỹ năng về vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống cơ điện tử, cơ khí, điện tử, điều khiển tự động; tổ chức, triển khai và thực hiện chuyển giao công nghệ; nghiên cứu khoa học, đào tạo và tự đào tạo; quản lý sản xuất, kinh doanh và lập dự án; giao tiếp và làm việc nhóm, làm việc độc lập; phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học.
Để sinh viên có thể đảm nhận tốt công việc của một kỹ sư điện – điện tử, Nhà trường còn chú trọng đào tạo các kỹ năng về ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tư duy hiệu quả và sáng tạo, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng xin việc, kỹ năng giao tiếp ứng xử. Bên cạnh đó, sinh viên đến với ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ – Điện tử Trường Đại học Nguyễn Tất Thành còn được tham gia thực tập – thực tế tại nhiều đơn vị doanh nghiệp là đối tác của trường, đảm bảo sau khi ra trường vừa giỏi kiến thức vừa vững chuyên môn, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.
Học Công nghệ Kỹ thuật Cơ – Điện tử ra trường làm gì?
Nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ – Điện tử rất cao, do đó cơ hội việc làm của các kỹ sư cơ điện tử sau tốt nghiệp rất phong phú ở nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ kỹ thuật số, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu có liên quan đến các giải pháp tự động hóa sử dụng hệ thống và sản phẩm cơ điện tử…
- Đảm nhận các công việc thiết kế, chế tạo các máy móc tự động hóa, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống máy móc trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp.
- Làm việc trong phòng kỹ thuật của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành Cơ điện tử, Cơ khí, điện tử và điều khiển tự động;
- Tham gia công tác giảng dạy chuyên ngành cơ điện tử, điện tử và điều khiển tự động trong các trường đại học, cao đẳng và trung cấp;